• Cẩm nang những điều cần biết về ngành CNTTXem tiếp

  • Cẩm nang những điều cần biết về ngành Điện - Điện tửXem tiếp

  • Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Công nghệ bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Thái Nguyên

  • Sinh viên khoa Kỹ thuật - Công nghệ học tập, thực tế nghề nghiệp tại Công ty Sam Sung – Bắc Ninh Xem tiếp

  • Khoa Kỹ thuật- Công nghệ phối hợp tổ chức thành công Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 7: “Các hệ thống cảm ngữ cảnh và ứng dụng” (International Conference on Context-Aware Systems and Applications)Xem tiếp

  • Gặp mặt sinh viên đạt thành tích cao cuộc thi “Vô địch Tin học văn phòng cấp quốc gia năm 2019" và Giải "Vô địch Wushu toàn quốc năm 2019" Xem tiếp

  • Khoa Kỹ thuật Công nghệ tổ chức Hội nghị chuyên đề: Một số hướng nghiên cứu về khoa học máy tính hiện nay Xem tiếp

  • Sôi nổi Hội thi Robocon Kỹ thuật Công nghệ Xem tiếp

  • Trải nghiệm bổ ích của Tân sinh viên K16 tại Tập đoàn FPT Software Xem tiếp

  • Khoa Kỹ thuật Công nghệ tổ chức thành công Hội thảo Phương pháp truyền thông các vấn đề khoa học Xem tiếp

Thông báo

Kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo 5 ngành
Cập nhật: 24-05-2017 - Đăng bởi: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ

KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Các ngành Đại học Sư phạm Tiểu học, Đại học Thú ý, Đại học Kế toán, Đại học Ngôn ngữ Anh, Đại học Công nghệ thông tin

  1. Mục đích tự đánh giá

Nhằm xác định mức độ đáp ứng của các chương trình đào tạo Đại học Sư phạm Tiểu học, Đại học Chăn nuôi – Thú ý, Đại học Kế toán, Đại học Ngôn ngữ Anh, Đại học Công nghệ thông tin so với bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả Tự đánh giá còn là cơ sở để cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo nói trên.          

Hướng tới đăng ký Đánh giá ngoài Chương trình đào tạo sau khi Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, là cơ sở để giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng của chương trình; cơ sở cho người học lựa chọn chương trình và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

  1. Phạm vi đánh giá

Đánh giá các hoạt động của Nhà trường trong việc thực hiện các chương trình đào tạo trên theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Bộ tiêu chuẩn bao gồm 11 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí. Ứng với mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức. Các tiêu chuẩn bao gồm:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (3 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả chương trình đào tạo (3 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học (3 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học (3 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học (5 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 6: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (7 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 7: Đội ngũ nhân viên (5 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 8: Người học và hoạt động hỗ trợ người học (5 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 9: Cơ sở vật chất và trang thiết bị (5 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 10: Nâng cao chất lượng (6 tiêu chí)

Tiêu chuẩn 11: Kết quả đầu ra (5 tiêu chí)

  1. Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá là Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ban hành kèm theo thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 1074/KTKĐCHGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục về việc hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và công văn số 1075/ KTKĐCHGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016 về việc hướng dẫn tự đánh giá Chương trình Đào tạo.

  1. Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm chuyên trách

Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm chuyên trách được thành lập theo các quyết định số   /QĐ-ĐHHV ngày  tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Hùng Vương.

  1. Thời gian thực hiện

Thời gian

Nội dung thực hiện

Đơn vị, cá nhân thực hiện

Yêu cầu kết quả

Tháng

4- 5/2017

- Công bố quyết định Thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm chuyên trách.

- Tập huấn chuyên môn về công tác Tự đánh giá chương trình đào tạo

TT ĐBCL

 

 

- Hướng dẫn công tác Tự đánh giá chương trình đào tạo.

Các nhóm chuyên trách tổ chức họp:

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

- Nghiên cứu, phân tích nội hàm từng tiêu chuẩn/ tiêu chí

- Xây dựng danh mục minh chứng dự kiến cần thu thập

Các nhóm chuyên trách

- Bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm chuyên trách (phân công thu thập minh chứng và viết tiêu chí)

- Danh mục minh chứng dự kiến cần thu thập đối với từng tiêu chí

Tháng

6/2017

- Tiến hành thu thập minh chứng theo phân công

Các nhóm chuyên trách

- Minh chứng đã được thu thập

- Ban thư ký tiến hành viết phần cơ sở dữ liệu của báo cáo tự đánh giá

- Bản cơ sở dữ liệu tự đánh giá

- Thành viên nhóm chuyên trách viết báo cáo tiêu chí theo phân công (thu thập thông tin bổ sung nếu cần thiết)

- Báo cáo tiêu chí

Tháng

7/2017

- Các nhóm chuyên trách họp để thông qua báo cáo tiêu chí và đề xuất chỉnh sửa

Các nhóm chuyên trách

- Biên bản họp (trong đó thể hiện nội dung đề xuất chỉnh sửa)

- Thành viên nhóm chuyên trách chỉnh sửa theo góp ý của Nhóm và nộp cho Trưởng nhóm;

- Trưởng nhóm chuyên trách tổng hợp thành báo cáo tiêu chuẩn và nộp cho Thư ký Hội đồng

 

 

- Các Báo cáo tiêu chuẩn

Tháng

8/2017

- Họp các nhóm chuyên trách của từng chương trình đào tạo:

+ Xem xét các báo cáo của từng tiêu chuẩn, tiêu chí của các nhóm chuyên trách.

+ Kiểm tra lại các thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá.

+ Xác định các thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung.

Hội đồng Tự đánh giá

- Biên bản họp Hội đồng (trong đó thể hiện các nội dung cần chỉnh sửa, các minh chứng cần bổ sung)

Tháng

9/2017

- Nhóm chuyên trách tiếp tục rà soát và bổ sung theo góp ý và nộp cho thư ký Hội đồng

Các nhóm chuyên trách

- Báo cáo tiêu chuẩn đã chỉnh sửa, bổ sung theo góp ý của Hội đồng TĐG

- Thư ký Hội đồng tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn thành dự thảo báo cáo tự đánh giá CTĐT

Hội đồng Tự đánh giá

- Bản dự thảo báo cáo tự đánh giá (gồm đầy đủ các phần theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và ĐT)

- Hội đồng tự đánh giá CTĐT xem xét dự thảo báo cáo tự đánh giá và đề xuất chỉnh sửa (nếu cần)

Hội đồng Tự đánh giá

- Nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung (nếu có)

Tháng

10/2017

- Trưởng ban Thư ký Công bố bản báo cáo tự đánh giá và xin ý kiến góp ý (Các bộ môn, phòng ban, cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học và các bên liên quan đóng góp ý kiến về báo cáo tự đánh giá)

Hội đồng Tự đánh giá

- Công văn xin ý kiến góp ý;

- Báo cáo đăng trên website trường

- Họp Hội đồng tự đánh giá CTĐT để bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá theo ý kiến góp ý.

- Báo cáo tự đánh giá hoàn thiện

- Xây dựng kế hoạch Cải tiến chất lượng sau tự đánh giá

- Kế hoạch cải tiến chất lượng được ban hành và triển khai thực hiện

- Lưu trữ báo cáo, hệ thống minh chứng phục vụ công tác đánh giá ngoài

Các nhóm chuyên trách

TT ĐBCL

 

Tổ chức thực hiện

6.1. Trách nhiệm của Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký và các nhóm công tác chuyên trách

- Trách nhiệm của Hội đồng tự đánh giá: Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc và triển khai các công tác tự đánh giá chương trình đào tạo; tham gia phản biện, nghiệm thu và đánh giá mức độ đạt được của báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo; tư vấn cho Hiệu trưởng về các biện pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động của chương trình đào tạo.

- Trách nhiệm của Ban thư ký: Giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá.

- Trách nhiệm của các Nhóm công tác chuyên trách: Tham gia tập huấn tự đánh giá chương trình đào tạo; tổ chức thu thập minh chứng, viết báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn theo đúng kế hoạch về thời gian và đảm bảo chất lượng; tham gia bảo vệ tiêu chí/tiêu chuẩn trước Hội đồng tự đánh giá; thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu theo nội dung phản biện của Hội đồng; đề xuất với Hội đồng tự đánh giá các biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.

6.2. Trách nhiệm của Khoa có chương trình tự đánh giá

- Phổ biến kế hoạch, nội dung công tác tự đánh giá chương trình đào tạo tới toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên của Khoa;

- Đôn đốc, giám sát các thành viên của Khoa tham gia công tác tự đánh giá chương trình đào tạo hoàn thành đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng;

- Phối hợp với Trung tâm ĐBCL để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng theo báo cáo tự đánh giá, giám sát hoạt động cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và báo cáo kết quả cho Ban Giám hiệu.

- Định kỳ hàng tháng, báo cáo Hiệu trưởng về tiến độ triển khai tự đánh giá chương trình đào tạo thông qua Trung tâm ĐBCL

6.3. Trách nhiệm của Trung tâm ĐBCL

- Giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc tư vấn hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo;

- Tư vấn, hướng dẫn các đơn vị trong Nhà trường thực hiện công tác tự đánh giá chương trình đào tạo khi có yêu cầu;

- Đôn đốc, giám sát thực hiện công tác tự đánh giá và báo cáo Hiệu trưởng;

- Phối hợp với các Khoa để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá, giám sát hoạt động cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và báo cáo kết quả cải tiến cho Ban Giám hiệu.

6.4. Trách nhiệm của các đơn vị phòng chức năng, trung tâm và các tổ chức đoàn thể trong Trường

- Phổ biến hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo tới toàn thể tới toàn thể cán bộ viên chức của đơn vị;

- Phối hợp với các khoa và Trung tâm ĐBCL trong công tác tự đánh giá chương trình đào tạo như: Cung cấp thông tin, minh chứng cho các nhóm chuyên trách khi được yêu cầu; biên soạn các văn bản (kế hoạch, báo cáo, quy định, quy trình, hướng dẫn …) theo các lĩnh vực được Hiệu trưởng phân công nhằm đáp ứng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;

- Triển khai thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng được phân công cho đơn vị.

 

Nơi nhận:

- Hiệu trưởng, các PHT (để chỉ đạo);

- Các Phòng, Các khoa, Các Trung tâm;

- Lưu: VT, TTĐBCL.

                                   KT. HIỆU TRƯỞNG

                                  PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                      TS. ĐỖ TÙNG

Các tin liên quan khác
Đồng hành cùng khoa Kỹ thuật - Công nghệ