• Cẩm nang những điều cần biết về ngành CNTTXem tiếp

  • Cẩm nang những điều cần biết về ngành Điện - Điện tửXem tiếp

  • Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Công nghệ bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Thái Nguyên

  • Sinh viên khoa Kỹ thuật - Công nghệ học tập, thực tế nghề nghiệp tại Công ty Sam Sung – Bắc Ninh Xem tiếp

  • Khoa Kỹ thuật- Công nghệ phối hợp tổ chức thành công Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 7: “Các hệ thống cảm ngữ cảnh và ứng dụng” (International Conference on Context-Aware Systems and Applications)Xem tiếp

  • Gặp mặt sinh viên đạt thành tích cao cuộc thi “Vô địch Tin học văn phòng cấp quốc gia năm 2019" và Giải "Vô địch Wushu toàn quốc năm 2019" Xem tiếp

  • Khoa Kỹ thuật Công nghệ tổ chức Hội nghị chuyên đề: Một số hướng nghiên cứu về khoa học máy tính hiện nay Xem tiếp

  • Sôi nổi Hội thi Robocon Kỹ thuật Công nghệ Xem tiếp

  • Trải nghiệm bổ ích của Tân sinh viên K16 tại Tập đoàn FPT Software Xem tiếp

  • Khoa Kỹ thuật Công nghệ tổ chức thành công Hội thảo Phương pháp truyền thông các vấn đề khoa học Xem tiếp

Thông báo

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ VÀ TƯƠNG LAI TRONG XÃ HỘI
Cập nhật: 07-09-2021 - Đăng bởi: Khoa Kỹ thuật - Công nghệ

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngành Kỹ thuật Cơ khí được đẩy mạnh đào tạo tại các trường đại học. Nhưng cung vẫn không đủ cầu. Nếu lựa chọn theo ngành học này, chắc chắn bạn sẽ có một tương lai ổn định với mức thu nhập cao. Vậy bạn đã biết những gì về ngành học đang HOT này?

Ngành Kỹ thuật cơ khí là gì?

     Là một ngành quan trọng để phát triển nền công nghiệp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Kỹ thuật cơ khí là quá trình sản xuất cơ khí tạo ra các máy móc phục vụ sản xuất và đời sống con người. Nó bao gồm hai mảng sản suất chuyên biệt là gia công cơ khí và sản xuất chế tạo máy. Ngành Kỹ thuật cơ khí có rất nhiều cơ hội việc làm tốt. Các kỹ sư theo đuổi ngành này chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cơ khí như chuẩn bị công cụ, dụng cụ để sản xuất, tổ chức sản xuất, sắp xếp máy móc, nhân công, sản xuất chế tạo và nhiều công đoạn khác. Họ là nhân tố chính góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất. Từ đó đảm bảo tính kinh tế, đạt hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy nền công nghiệp phát triển.

Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí sẽ học gì?

     Chương trình đào tạo ngành học này tại Việt Nam luôn được xem trọng. Hiện nay rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, trường nghề đào tạo ngành học này. Trước khi được học chuyên ngành, các sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, Quốc phòng – An ninh khoảng 2 năm. Sau đó, học các kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn về chế tạo cơ khí. Tìm hiểu các môn học về công nghệ chế tạo máy, kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, sức bền vật liệu, vật liệu cơ khí, máy công cụ, công nghệ CNC… Toàn bộ chương trình học đều được tích hợp lý thuyết với thực hành.

          Sinh viên sẽ có được nhiều kiến thức cần thiết sau khi ra trường, các kỹ sư sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để tham gia thiết kế, chế tạo máy. Đồng thời có kiến thức về hệ thống, cách vận hành, quy trình gia công toàn bộ vấn đề liên quan tới những sản phẩm cơ khí. Thêm vào đó, họ sẽ có các kiến thức về quản lý, kỹ năng vận hành, bảo dưỡng thiết bị. Và cả những kiến thức về giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc, tư duy xử lý thông tin cùng nhiều kỹ năng khác. Nhờ đó, các bạn trẻ có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học của mình.

Những cơ hội việc làm dành cho sinh viên của ngành Kỹ thuật cơ khí

          Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư ra trường sẽ có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn. Từ đó, dễ dàng đáp ứng được nhiều vị trí công việc khác nhau. Một số vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

  • Các công việc bên trong các nhà máy sản xuất cho ngành Kỹ thuật cơ khí
    • Kỹ sư lập trình gia công cho máy CNC phục vụ gia công CNC trong công việc sản xuất.
    • Kiểm tra bản thiết kế, gia công các chi tiết, gia công chế tạo máy móc dây chuyền sản xuất.
    • Kỹ sư thực hiện quy trình khai thác chức năng, bảo dưỡng các loại máy móc hay thiết bị cơ khí tại những nhà máy, xưởng sản xuất lớn.
    • Theo dõi việc sản xuất, thúc đẩy và làm báo cáo tiến độ sản xuất đúng thời hạn.
  • Công việc ngành Kỹ thuật cơ khí ở phòng thiết kế, kỹ thuật

 

  • Nhiều sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí hướng đến việc trong phòng kỹ thuật
    • Phân tích, bóc tách chi tiết các thiết kế khác nhau trong ngành cơ khí.
    • Lập quy trình công nghệ riêng biệt để chế tạo từng sản phẩm khác nhau.
    • Thực hiện thiết kế 3D các khuôn mẫu dùng trong cơ khí.
    • Hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng của mình khi có những thắc mắc, vấn đề khác nhau liên quan tới kỹ thuật.
  • Công việc tại vị trí giám sát hay lắp đặt
    • Kỹ sư giám sát, thực hiện lắp đặt các thiết bị khác nhau trong nhà máy.
    • Kỹ sư chịu trách nhiệm những công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc hay dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, cơ quan khác nhau.
    • Thực hiện tổ chức quản lý thi công kết cấu, lắp đặt thiết bị, đường ống hay giàn giáo dùng trong xây dựng, thi công.
  • Những công việc liên quan tới vận hành

  • Giám sát quy trình vận hành máy móc, thiết bị tại những nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
  • Theo dõi, giám sát quy trình vận hành tại cá dây chuyền sản xuất xi măng.
  • Giám sát, theo dõi quy trình vận hành của dây chuyền tại những nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp. Hay thực hiện giám sát sản xuất các sản phẩm tiêu dùng khác nhau nhằm phục vụ cuộc sống.

Mức lương cho ngành cơ khí có cao không?

       Hiện tại, mức thu nhập dành cho lao động thuộc ngành này khá cao. Tại các khu công nghiệp, mức lương trung bình cho các sinh viên mới ra trường khoảng từ 7-10 triệu đồng/tháng. Khi tay nghề và chuyên môn được nâng cao, mức lương có thể tăng lên 12-20 triệu. Một số sinh viên có ngoại ngữ tốt, sở hữu chuyên môn cao lựa chọn đi xuất khẩu lao động thì mức lương có thể lên đến 50-60 triệu đồng/tháng. Nói chung, mức lương lĩnh vực này hiện nay tương đối ổn định. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc mà bạn sẽ được trả công xứng đáng. 

       Nếu yêu thích, đừng ngần ngại theo đuổi ngành học này nhé. Nếu bạn là người có sức khỏe, đam mê ngành cơ khí thì đừng ngại ngần theo đuổi nó. Ngành cơ khí  nói chung và chế tạo máy nói riêng trong 5-10 năm tới sẽ rất phát triển. Nhất là khi Việt Nam đang chuẩn bị đón “sóng” dịch chuyển đầu tư sản xuất sau khi dịch Covid-19 bùng phát.  Nếu đã, đang và sẽ có ý định theo ngành cơ khí, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai. Chắc chắn bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp, có cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh trong sự nghiệp.

Thu Phương – Bộ môn Cơ khí

 

 

Các tin liên quan khác
Đồng hành cùng khoa Kỹ thuật - Công nghệ